Hướng dẫn tính toán chiếu sáng trong nhà ( Phần 1 )

Có  rất nhiều phần mềm cho phép chúng ta tính toán, mô phỏng chiếu sáng như Dialux, Relux, sử dụng các tool excel, hay đơn giản ta tính toán online tại  Visual-3D Interior …vv, bất kỳ công cụ nào chúng đều được xây dựng trên những cơ sở lý thuyết, các phương pháp tính cơ bản. Ở bài dưới chúng ta sẽ sử dụng phương pháp hệ số sử dụng ( Phương pháp  này chỉ được sử dụng để tính toán cho các căn phòng có nhu cầu chiếu sáng chung đều ), để tiếp cận bài toán thuận. Tính toán số lượng bóng đèn và sắp xếp chúng trong một không gian cho sẵn.

  • Nội dung: 
  1. Các thuật ngữ cơ bản.
  2. Các bước thiết kế chiếu sáng.
  3. Tính toán thiết kế chiếu sáng cho lớp học.
  4. Tính toán thiết kế chiếu sáng cho phòng họp.
  5. Tính toán thiết kế chiếu sáng cho sảnh chính.
  6. Tính toán thiết kế chiếu sáng cho toilet.

1. Các thuật ngữ cơ bản : 

  • Hệ số phòng ( Room index-RI) : Phụ thuộc vào kích thước của căn phòng, mô tả tỉ lệ của chiều dài, chiều cao, và chiều rộng căn phòng. Thường nó có giá trị trong khoảng 0.75 đến 5.

 

L : là chều dài căn phòng

W : Chiều rộng

Hm : Cao độ gắn đèn so với mặt phẳng làm việc.

 

  • Hệ số duy trì ( Maintenance Factor -MF ) : Sau một khoảng thời gian sử dụng bóng đèn, quang thông bóng đèn sẽ giảm đi, do sự già hóa của bóng hoặc do các yếu tố môi trường như bụi bẩn,..vv Hệ số duy trì là tỉ lễ của quang thông bóng đèn phát ra sau một khoảng thời gian sử dụng so với lúc mới lắp bóng đèn lần đầu tiên.

ca

Hệ số duy trì nhỏ hơn 1.

Các giá trị thường được sử dụng để tính toán chiếu sáng :

0.8 Sử dụng cho văn phòng, lớp học ( rất ít bụi )
0.7 Đối với những nhà máy công nghệp sạch,bụi trung bình.
0.6 Đối với những nhà máy công nghệp nhều bụi bẩn.
  • Hệ số phản xạ phòng: Một căn phòng bao gồm ( trần – tường – sàn ).  Việc phản xạ các mặt trần, tường, và sàn sẽ ảnh hưởng đến lượng quang thông nhận được trên mặt phẳng làm việc. Bảng hệ số phản xạ một số loại vật liệu :
Màu sơn Hệ số phản xạ Vật liệu xây dựng Hệ số phản xạ
Trắng 0.7-0.8 Thạch cao trắng 0.7-0.85
Vàng nhạt 0.6-0.7 Men trắng 0.6-0.7
Xanh nhạt, đỏ sáng, xám sáng 0.4-0.5 Vữa sáng 0.4-0.5
Nâu, đất đỏ, cam, xám 0.25-0.35 Bê tông 0.3-0.5
Xám đậm, đỏ đậm, xanh đậm 0.1-0.2  đá granit 0.1-0.3
    Gạch đỏ 0.1-0.2
    Kính trong 0.05-0.1
Kim loại Hệ số phản xạ Kim loại Hệ số phản xạ
Nhôm phản xạ gương 0.8-0.85 Đồng bóng 0.6-0.7
Nhôm mạ 0.75-0.85 Crom bóng 0.6-0.7
Nhôm mờ 0.5-0.75 Thép bóng 0.5-0.6
Bạc bóng 0.9    
  • Hệ số sử dụng quang thông ( Utilization factor – U.F ) :  Bằng tỉ số giữa quang thông rơi trên bề mặt làm việc ( work plane ) trên quang thông đèn.

Capture1

Hệ số sử dụng quang thông phụ thộc vào :

  1.  Hình dạng phòng.
  2. Hệ số phản xạ phòng.
  3. Chiều cao gắn đèn
  4. Hiệu suất bóng đèn.
  5. Sự phân bố quang thông.

Thông thường các giá trị hệ số sử dụng quang thông của một bộ đèn thường được nhà sản xuất cho kèm với catalogue của bộ đèn. Trường hợp không có ta phải tự xác định loại đèn và tra bảng ( Tham khảo thêm bảng tra hệ số sử dụng ).

 

Những điều cần biết trước khi bạn mua đèn LED ( Phần 3 )

( Xem lại Phần 2 , Phần 1)

(4) Chỉ số hoàn màu ( Color rendering index )

  • Chỉ số hoàn màu (Ra) của một nguồn sáng là chỉ số đánh giá độ trung thực về màu sắc của đối tượng được chiếu sáng so với một nguồn sáng lý tưởng hoặc ánh sáng tự nhiên ( Ánh sáng mặt trời có CRI  là 100 )
  • Chỉ số hoàn màu càng cao, thì màu sắc đối tượng phản ánh càng trung thực. Vậy một nguồn sáng có CRI càng cao thì nguồn sáng đó có chất lượng càng tốt.

truecolors_inpage_1.jpg

  • Chỉ số hoàn màu ( Ra ) có thang đo từ 0 đến 100. Bóng đèn sợi tóc có CRI là 100, và hầu hết các bóng đèn LED thì thường có CRI từ 80 đến 85.
  • Chỉ số hoàn màu của 1 đèn lại tỉ lệ nghịch với hiệu chiếu sáng hay độ sáng (Lm/W). Nghĩa là nếu chỉ số hoàn màu càng lớn thì chỉ số Lm/W càng giảm và ngược lại. Vì vậy để cân đối giữa chất lượng ánh sáng (chỉ số CRI) và hiệu suất chiếu sáng để có chỉ số tối ưu nhất. Một đèn led có thông số: CRI từ 75-85 còn độ sáng 90-100Lm/W là tối ưu nhất cho chiếu sáng thông dụng, ngoại trừ các ngành cần độ chính xác cao mới cần chọn CRI>85
  •  CRI = 100: Ánh sáng bán ngày là ánh sáng có độ trung thực nhất
  • CRI = 0: Ánh sáng đơn sắc như: xanh, đỏ, tím, vàng…là ánh sáng có độ trung thực thấp nhất
  • CRI <50: Màu sắc của vật biến đổi hoàn toàn (khi chiếu sáng vật thể sẽ bị nhợt nhạt, không giống thực tế )
  • CRI từ 50-70: ánh sáng hơi bị biến đổi, có thể dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp không cần màu chính xác
  •  CRI từ 70-85:Ánh sáng thông dụng, gần như trung thực.
  • CRI từ 85-95: sử dụng cho các khu vực cần phân biệt màu sắc chuẩn như xưởng in màu, xưởng pha chế sơn…, các ngành liên quan đến hội họa.
  • Chỉ số hoàn màu chỉ được sử dụng để so sánh hai nguồn sáng có cùng một nhiệt độ màu.
Hệ số hoàn màu ( CRI)
Nguồn sáng CRI
Đèn HQ 60-75
Đèn thủy ngân cao áp ( tráng bột HQ ) 40-60
Đèn  halogen kim loại 70-90
Đèn natri áp thấp 0-18
Đèn natri cao áp 25
Đèn sợi đốt 100W 100

2

Nhiệt độ màu và CRI
Nguồn ánh sáng Nhiệt độ màu Chỉ số hoàn màu
Đèn natri cao áp 2100K 20~25
Đèn sợi đốt 2700K 100
Đèn Tungsten Halogen 3200K 95
Đèn Tungsten Halogen 3200K 62
Đèn Halogen kim loại 5500K 60
Ánh sáng mặt trời tự nhiên 5000K to 6000K 100
Nhiệt độ màu & CRI
Kelvin Hiệu ứng ánh sáng CCT CRI
Below 3600K Incandescent Fluorescent (IF) 2750 89
Below 3600K Deluxe warm white (WWX) 2900 82
Below 3600K Warm white (WW) 3000 52
3200K to 4000K White (W) 3450 57
3200K to 4000K Natural white (N) 3600 86
Above 4000 K Light white (LW) 4150 48
Above 4000 K Cool white (CW) 4200 62
Above 4000 K Daylight (D) 6300 76
Above 4000 K Deluxe Daylight (DX) 6500 88
Above 4000 K Sky white 8000 88

 (5) Góc chùm sáng (Beam angle) :

  • Độ rộng chùm sáng đi ra từ bóng đèn thì rất quan trọng.
  • Góc chùm sáng giúp ta xác định được độ rộng của chùm sáng vào không gian.
  • Góc chùm sáng là góc của ánh sáng từ nguồn sáng tới mặt phẳng đích,nó là góc nằm giữa 2 mặt có cường độ sáng tối thiểu bằng 50% cường độ sáng mạnh nhất ở trung tâm vùng sáng. Góc chùm sáng được thể hiện qua việc dùng bộ đèn chiếu sáng lên tường, ta sẽ nhận thấy vùng sáng lớn, nhỏ hoặc cường độ mạnh, yếu. Nguồn sáng giống nhau nhưng nếu với các góc chiếu khác nhau thì góc chiếu càng lớn, cường độ sáng trung tâm càng nhỏ, vùng sáng càng lớn.
  • Góc chùm của đèn LED thay đổi rất nhiều và phụ thuộc vào ứng dụng của chúng. Hình dạng của bóng đèn LED xác định ánh sáng hướng phát ra. Như những loại đèn chiếu sáng đểm ( Spot light ) sẽ có góc chùm sáng hẹp, những loại đè pha ( đèn hắc sáng – Flood light ) sẽ có góc chùm sáng rộng hơn.
  • Góc chùm sáng điểm hẹp : 05-15 degrees
  • Góc chùm sáng điểm : 16-22 degrees
  • Góc chùm sáng pha hẹp: 23-32 degrees
  • Góc chùm sáng pha: 33-45 degrees
  • Góc chùm sáng pha rộng : 45+ degrees
  • Các bóng đèn có góc chùm sáng hẹp hơn 30 độ thường được sử dụng trong những không gian nhỏ hẹp, như trong hành lang hoặc trong tủ chiếu sáng.
  • Các bóng đèn có góc chùm sáng lớn hơn thường sử dụng loại đèn LED công suất cao cho đèn pha. Nếu bạn đang thay thế đèn sợi đốt hoặc đèn HQ bằng đèn LED, hãy đảm bảo góc chùm sáng tương tự như bóng đèn cũ.
  • Các bóng góc chùm tia rất lớn có thể được tìm thấy trong phòng pantries hoặc tủ quần áo không cửa ngăn. Khi góc chùm tia tăng lên, chúng ta cần nhiều quang thông hơn (đầu ra ánh sáng) để duy trì cường độ của ánh sáng.

Bean-angle-graphic-e1491448531903

 (6) Quang hiệu ( Efficacy (Lumen / Watt):

  • Đây là một thông số quan trọng khác để xác định được hiệu suất của bóng đèn.
  • Nó cho thấy hiệu quả của bóng đèn bằng cách chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng ánh sáng hữu ích trên mỗi W được sử dụng bởi Bóng đèn; Đơn vị quang hiệu là Lumens/ Watts (Lm/W).
  • Ví dụ : Một bóng đèn LED có công suất là 9W là quang thông là 900Lm nó sẽ có quang hệu là 100Lm/W.
  • Những bóng đèn nung sáng ( đèn sợi đốt, đèn dây tóc- incandescent lamps) chúng phát sáng bằng cách cho dòng điện đi ngang qua sợt tóc, làm nóng và phát sáng. Do đó nên 95% năng lượng điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng, chỉ còn 5% chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng, nên quang hiệu chúng rất thấp khoảng từ 16Lm/W.
  • Những bóng đèn HQ có quang hiệu cao hơn bóng đèn sợt đốt khoảng từ 50-70LM/W. ( cao hơn 3-5 lần ).
  • Bóng đèn LED có quang hiệu cao nhất khoảng từ 80-100Lm/W, do đó bóng đèn LED có công suất nhỏ nó vẫn mang lại được hiệu quả chếu sáng tương đương với một bóng đèn sợt đốt công suất lơn hơn nhều lần.
Thông số kỹ thuật đèn LED
Thông số  Trung bình Khá Tốt
Quang hiệu 75 90 100
HSCS 0.7 0.8 0.9
CRI 60 70 80
Thời gian CS 15000 25000 50000

Thông số khác: 

(1) . Thời gian phát quang : 

  • Là khoảng thời gian tối thiểu để bóng đèn đạt được 100% độ sáng.
  • Khi chúng ta bật bóng đèn compact hay đèn HQ, có một xíu thời gian trước khi đèn đạt được độ sáng, và có một số bóng đèn có thể nhấp nháy trong khi khởi động, hoặc ngay cả khi đã hoạt động. Điều này thể hiện rõ hơn ở những bóng đèn thủy ngân cao áp, phải mất đến mấy phút bóng đèn mới sáng đủ.
  • Không như những bóng đèn HQ, bóng đèn sợi đốt và đèn LED gần như đạt được độ sáng tức thì.
  • Những bóng đèn LED thì cho ánh sáng ổn định và không nhấp nháy.

(2). Khả năng điều chỉnh độ sáng:

  • Những phiên bản đèn LED cũ thì sẽ không có khả năng điều chỉnh được cường độ sáng. Ngày nay, nhiều bóng đèn LED được thiết kế với những công tắc xoay ( dimer) điều chỉnh được cường độ sáng của bóng đèn, hay hiện đại, sử dụng những cảm biến ánh sáng.
  • Việc bóng đèn sử dụng dimer sẽ giúp chúng ta tiết kệm đến 40% chi phí so với đèn không có dimer.

(3). Bộ nguồn đèn LED:

  • Bộ nguồn đèn LED ( LED drivers ) là bo mạch chuyển đổi điện áp 230V AC sang điện áp thấp DC sử dụng cho LED ( 5V~12V). Nguyên nhân chính của việc hư hỏng đèn LED chính là do hư hỏng nguồn.
  • LED driver thường đặt bên trong bóng đèn. Trong nhà máy công nghiệp, điện áp biến thiên nhiều, nên sử dụng những LED driver dõm, chính là nguyên nhâ chính dẫn đến việc cháy đèn hàng loạt.

(4). LED chip :

    • Là bộ phận đảm nhận vai trò phát quang của đèn LED, khi được nhận một nguồn điện tương đương chip led sẽ dần tăng nhiệt độ và tạo ra ánh sáng .
    • Có 3 loại chip LED cơ bản :

( a) Chip Led DIP: Là chip led truyền thống thiết kế đơn giản, chỉ số CRI, băng thông thấp và dần dần ít được sử dụng hơn.
(b) Chip Led COB: Là công nghệ mới cải tiến với thiết kế con chip gắn trên bảng mạch, ánh sáng phát ra tốt nên được sử dụng trong các sản phẩm led chiếu sáng công nghiệp
(c)  Chip Led SMD: Là công nghệ mới nhất với thiết kế linh kiện gắn trên bề mặt, tuổi thọ rất cao và được sử dụng phổ biến trong đèn led chiếu sáng dân dụng: đèn led âm trần, đèn led downlight,…với các loại có công suất khác nhau: SMD 7W ; SMD 12W.

cac-cong-nghe-den-led.png

(5).  Khối lượng. 

  • Đèn LED cần sự phân tán nhiệt tốt, điều này có thể đạt được bằng lượng nhôm tốt. Nhôm thường được sử dụng để cung cấp tản nhiệt tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của chip LED.
  • Bể mặt tản nhiệt mỏng có thể thiết kế diện tích tản nhiệt lớn hơn với trọng lượng ít hơn, nhưng chuyển đủ nhiệt để loại bỏ.
  • Một số đèn chất lượng kém được làm bằng vỏ nhựa sẽ có khối lượng rất thấp. Những sản phẩm này sẽ không hoạt động tốt ngay cả trong một khoảng thời gian nhỏ.

(6). Nhiệt độ.

  • Mặc dù đèn LED không sinh ra nhiều nhiệt nhưng chúng có thể bị quá nhiệt khi hoạt động liên tục trong môi trường nhiệt độ cao. Đèn LED giá rẻ kém hiệu quả, tạo ra nhiều nhiệt hơn và nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn. Hoạt động trên 60 ° C có thể làm hỏng đèn LED rẻ hơn, rút ngắn tuổi thọ của chúng, giảm công suất và hiệu suất ánh sáng phát quang. Những LED GU10 có công suất càng cao, có nhiệt độ càng cao, nên cần bộ phận tản nhiệt hiệu quả hơn để giữ cho đèn LED mát mẻ. Do đó hãy cẩn thận với các bóng đèn công suất cao hơn,  giá rẻ mà không có thân đèn bằng kim loại hoặc gốm. Một vấn đề nữa là các bóng đèn LED có công suất cao có thể lớn đến mức chúng không còn là kích thước phù hợp nữa.

 (7). Độ kín nước. 

  • Thể hiện qua hệ số IP của bóng đèn.
  • Một số đèn LED được sử dụng khu vực ngòai nhà, hay những khu vực ẩm ước ( phòng bơm,… ) như đèn LED pha, đèn trụ,… Chúng ta phải chọn loại đèn chống nước, chống ẩm, đèn có IP 65,…

 



 

Những điều cần biết trước khi chọn mua đèn LED ( Phần 2 )

(Xem lại Phần 1)

(3) Nhiệt độ màu ( Color temperature  )

  • Nhiệt độ màu của một nguồn sáng thể hiện được đặc tính màu sắc của nguồn sáng.
  • Đơn vị đo nhiệt độ màu là Kenvin ( 0°C = 273.15° Kenvin ).
  • Như chúng ta đã biết bất kỳ một vật thể nào khi được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định chúng sẽ bắt đầu phát sáng, màu sắc của nguồn sáng thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Ứng với mỗi màu khác nhau ta sẽ đo được một nhiệt độ khác nhau.
  • Nói đơn giản, nếu chúng ta đun nóng một thanh kim loại màu đen đến điểm mà nó bắt đầu phát ra ánh sáng màu vàng, vào khoảng 3600K, ánh sáng mà nó phát ra được cho là có nhiệt độ màu 3600K. Nếu chúng ta đun nóng nó đến 5600K, nó sẽ phát ra ánh sáng với sự phân phối quang phổ giống như ánh sáng ban ngày bình thường vào buổi trưa. Nếu chúng ta đun nóng hơn, khoảng 10000K, nó sẽ phát ra ánh sáng màu xanh.
  • Nhiệt độ màu không phải là nhiệt độ của bóng đèn. 
  • Cho ví dụ như : vào lúc bình mình ánh sáng mặt trời có nhiệt độ màu khoảng 1500K và chúng thay đổi dần dần từ màu đỏ đến màu vàng đến cam, và tăng dần đến màu trắng ( 5000 K ) vào buổi trưa. Và sau đó nó bắt đầu giảm dần vào buổi chiều.
  • Ánh sáng trắng ấm ( warm  white ) có nhiệt độ màu khoảng từ 2700K đến 3800K, ánh sáng trắng tự nhiên ( natural white ) dao động từ 3800K đến 4800K, ánh sáng ban ngày  ( daylight ) trong khoảng 4800K đến 6000K. Và ánh sáng trắng mát bắt đầu từ khoảng 6000K trở lên.
  • Các giá trị nhiệt độ màu lớn hơn ( 3600K-5500K) được gọi là ánh sáng mát có xu hướng là màu xanh hoặc màu lục, và thấp hơn ( 2700K-3000K ) là sánh sáng ấm có xu hướng màu đỏ, cam, vàng.
  • Việc lựa chọn màu sắc ánh sáng cho căn phòng có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta, tác động lên tất các các vật dụng trong phòng. Cần phải được cân nhất cẩn trọng : Dưới màu sắc đó thì các vật thể có thể hiện được đúng màu hay không, và có ảnh hưởng gì đến tâm trạng sinh lý con người hay không.

(1) Ánh sáng trắng ấm (2700K- 3000K):

  • Ánh sáng trắng ấm được ưa chuộng cho không gian sống, bởi vì nó làm nổi bật làn da và quần áo.  Tạo ra cảm giác ấm áp, thư giãn.
  • Phù hợp để chiếu sáng trong nhà cho các khu vực chung và dùng chiếu sáng.
  • Phòng sinh hoạt
  • Phòng ngủ
  • Phòng ăn hoặc là nhà hàng
  • Các phòng được trang trí những tông màu ấm  (đỏ, cam, vàng ).
  • Nguồn sáng phát ánh sáng ấm: Đèn sợi đốt, đèn LED có nhiệt độ màu  < 3000K.

(2) Ánh sáng tự nhiên / ánh sáng trắng ( (3500K- 4500K):

  • Ánh sáng mát có độ tương phản cao hơn ánh sáng ấm phù hợp cho các công việc yêu cầu chiếu sáng trực tiếp. Tạo ra cảm giác tươi sáng, mát mẻ.
  • Sử dụng chiếu sáng phù hợp cho khu vực làm việc yêu cầu độ tương phản cao:
  • Phòng làm việc
  • Phòng bếp
  • Phòng tắm
  • Những phòng được trang trí bằng các màu sắc tươi tắn, mát mẻ ( trắng, xanh,.. )
  • Nguồn sáng : Đèn huỳnh quang, LED…

(3) Ánh sáng trắng (4500-5000K):

  • Phù hợp cho những khu vực yêu cầu độ sáng cao hơn :
  • Văn phòng
  • Phòng học

(4) Ánh sáng ban ngày (5000K- 6500K):

  • Phù hợp cho những khu vực sau:
  • Garage
  • Văn phòng
  • Khu công nghiệp và bệnh viện.

1

 

                                                   Bảng nhiệt độ màu nguồn sáng
Nguồn sáng Nhiệt độ màu ( °K )
Trời trong xanh 12,000 – 20,000
Ánh sáng trong điều kiện không mây 6000
Trời trong ( giữa trưa ) 5500
Ánh sáng mặt trời ( sáng sơm hay chiều tà) 4300
Ánh sáng trong tình trạng trời mây 7000
Trời nhiều mây 8000
Bóng mát vào ngày trời trong 9000
Trời nhiều mây đen, chuyển mưa 10000
Đèn huỳnh quang 4000
Đèn sợt đốt 40W 2500
Đèn cao sodium áp 2100
Rạng đông ( lúc mọc hay lặn ) 2000
Nến 1850 – 1900
Ngọn lửa tự nhiên 1700

2

Mối liên hệ nhiệt độ màu- loại đèn- ứng dụng
Nhiệt độ màu ( °K ) Loại ánh sáng Loại đèn Ứng dụng 
2700° Trắng ấm Đèn sợi đốt Nhà ở, thư viện, nhà hàng
3000° Trắng ấm ( ít vàng hơn ) Đèn Halogen, downlight, Nhà ở, phòng khách sạn, sảnh, nhà kho.
3500° Trắng Huỳnh quang, Downlight Văn phòng, khu vực công cộng chung, siêu thị.
4100° Trắng mát  Huỳnh quang, Downlight Văn phòng, lớp học, cửa hàng.
5000° Ánh sáng ban ngày Đèn huỳnh quang, Downlight Bệnh viện, ngành nghề liên quan đồ họa.
6500° trắng mát Đèn huỳnh quang, Downlight ( nhiệt độ màu cao ) Cửa hàng trang sức, tiệm làm đẹp, phòng trưng bày, viện bảo tàng, in ấn

 



( Xem tiếp Phần 3 )

Những điều cần biết trước khi chọn mua đèn LED ( Phần 1 ).

Giới thiệu:

  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu đèn LED khác nhau, từ những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, đến những thương hiệu trong nước, và nhiều thương hiệu khác có nguồn gốc từ trung quốc… Như vậy việc để chọn một bóng đèn LED, có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu người dùng và giá thành hợp lý không phải là một việc dễ dàng. Đặc biệt là đối với những người tiêu dùng bình thường không chuyên về điện, cũng như không nắm rõ các thông số kỹ thuật đèn LED.
  • Đối với các bóng đèn sợi đốt truyền thống, việc thay thế một bóng mới khá là đơn giản, bạn chỉ cần chọn một bóng có công suất tương đương, tuy nhiên khi sử dụng bóng đèn LED, nó sẽ khó khăn hơn nhiều. Bởi vì công suất tiêu thụ điện năng của bóng đèn LED và bóng đèn sợi đốt khác nhau rất nhiều. Một bóng đèn LED có công suất 9.5W có thể cho hiệu suất chiếu sáng tương đương với một bóng đèn sợi đốt truyền thống có công suất tới 60W.
  • Để lựa chọn bóng đèn LED  chúng ta cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật.

Thông số kỹ thuật bóng đèn LED :

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn một bóng đèn LED phù hợp.

Thông số kỹ thuật cơ bản :

  • Quang thông ( Lumens ).
  • Công suất tiêu thụ ( Watts).
  • Nhiệt độ màu (K).
  • Chỉ số hoàn màu ( CRI ).
  • Góc chiếu ( rad ).
  • Hiệu suất phát sáng ( Lumen/Watt )
  • Hệ số công suất.

Một số thông số khác:

  • Thời gian phát sáng.
  • Điều chỉnh cường độ sáng.
  • Bộ nguồn đèn Led ( LED driver )
  • Chip Led chiếu sáng ( Chip LED )
  • Khối lượng.
  • Khả năng tỏa nhiệt.
  • Độ kín nước.
Thông số kỹ thuật cơ bản:

(1) Quang thông là gì :

  •  Khi chúng ta lựa chọn mức độ chiếu sáng bóng đèn LED, chúng ta quan tâm đến quang thông chứ không phải công suất.
  • Tổng thông lượng ánh sáng phát ra từ một bóng đèn được gọi là quang thông ( lumens ).
  • Khi chúng ta thay thế bóng đèn sợt đốt, hay đèn huỳnh quang cũ bằng bóng đèn LED, chúng ta nên chọn bóng LED mới có cùng quang thông với bóng đèn sợt đốt hay đèn huỳnh quang.
  • Chúng ta không sử dụng công suất ( watts ) làm thước đo độ sáng của một bóng đèn. 
  • Quang thông là lượng ánh sáng phát ra bởi một nguồn sáng, và là thước đo chính xác hơn về độ sáng của một bóng đèn.
  • Bóng đèn có quang thông càng lớn, nghĩa là bóng đèn đó sáng hơn và ngược lại, bóng có quang thông nhỏ hơn, là bóng đèn đó ít sáng hơn.
  • Độ rọi : Tỉ số của quang thông tới bề mặt một phần tử chứa điểm cho trước với diện tích bề mặt đó. 1 Lux= 1 Lumen / Sq.Meter.

LUX-1

  • Theo TCVN 7114-1:2008  bảng một số độ rọi yêu cầu khi thiết kế chiếu sáng như sau:
    Khu vực chung trong nhà Lux
    Căn tin 150
    Phòng đợi 200
    Phòng nghỉ 100
    Cầu thang, băng chuyền 150
    Phòng ban, phòng đặt tủ điện 200
    Nhà kho, kho lạnh 100
    Văn phòng,  phòng làm việc 500

(2) Công suất tiêu thụ(watts):

  • Lượng năng lượng mà bóng đèn tiêu thụ trên một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
  • Công suất thể hiện lượng điện năng mà bóng đèn tiêu thụ nó không thể hiện chính xác được độ sáng của bóng đèn. Bóng đèn có công suất nhỏ, tiêu thụ điện năng thấp (tiết kiệm tiền điện), ngược lại bóng đèn có công suất lơn thì tiêu thụ điện năng lớn.
  • Cùng một công suất, bóng đèn nào cho ra quang thông lớn hơn, thì bóng đèn đó tốt hơn.
  • Bảng so sánh hiệu suất phát quang của các loại đèn:
Đèn sợt đốt (Watts) Đèn huỳnh quang ( Watts) Đèn LED (Watts) Quang thông ( Lumens)
40 8 – 12 4 – 5 450
60 13 – 18 6 – 8 750 – 900
75 – 100 18 – 22 9 – 13 1100 – 1300
100 23 – 30 16 – 20 1600 – 1800
150 30 – 55 25 – 28 2600 – 2800

( Xem tiếp Phần 2 )